HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT CÓ CẦN CÔNG CHỨNG KHÔNG?

Chia sẻ tin này:

Hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặc cọc là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định: Đặt cọc là một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ đặt cọc:

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc:

  • Bàn giao tài sản cho bên nhận đặt cọc.
  • Thực hiện giao kết hợp đồng hoặc các nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận.
  • Được nhận lại tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên đã giao kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận.
  • Bị khấu trừ một phần hoặc có thể là toàn bộ giá trị tài sản đảm bảo khi từ chối, không thực hiện cam kết.

Công chứng

Công chứng là gì?

Công chứng được hiểu là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng văn bản tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức yêu cần công chứng.

Giá trị pháp lý của việc công chứng đối với hợp đồng

Văn bản công chứng là các loại hợp đồng, giao dịch đã được công chứng viên công chứng theo quy định của pháp luật.

Giá trị pháp lý của việc công chứng đối với văn bản được quy định tại Điều 5, Luật Công chứng 2014:

  • Văn bản công chứng sẽ có giá trị pháp lý ngày kể từ thời điểm công chứng viên ký tên và đóng dấu của tổ chức công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng đã được công chứng sẽ có giá trị hiệu lực pháp luật ràng buộc giữa các bên liên quan. Trong trường hợp các bên không chịu thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cần Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  • Trong quá trình tụng dân sự, hợp đồng công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu.

Quy định về công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Hợp đồng đặc cọc mua bán nhà đất vô hiệu khi nào?

Căn cứ Điều 112, Bộ luật Dân cư 2015, giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng đủ điều kiện về nội dung tại Điều 117 và hình thức được quy định tại Điều 119. Theo đó, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực theo Điều 117 của Bộ luật Dân cư 2015 bao gồm:

  • Chủ thể có năng lực phá luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự thực hiện.
  • Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nghuyện.
  • Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch cũng là một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, do đó nếu nó không đáp ứng một trong các điều kiện về nội dung trên và được các bên yêu cầu Tòa án  tuyên vô hiệu trong hợp đồng đó sẽ vô hiệu.

Trường hợp vô hiệu do hình thức căn cứ Điều 129, Bộ luật Dân sự 2015 thì có hai trường hợp không mặc nhiên vô hiệu bao gồm các trường hợp do văn bản không đúng quy định hoặc hợp đồng không công chứng, chứng thực nhưng đã thực hiện được ít nhất hai phần ba giao dịch theo yêu cầu của các bên Tòa án tuyên giao dịch có hiệu lực.

Chia sẻ tin này: